Hướng dẫn cách giặt vỏ gối bị mốc nhanh chóng, hiệu quả

Tình trạng vỏ gối bị mốc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dùng. Do đó trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên vệ sinh gối để loại bỏ những vết nấm mốc này. Ở bài viết sau đây mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay những cách giặt vỏ gối bị mốc nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ruột gối bị mốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc gối của bạn có thể xuất hiện những vòng tròn màu nâu sẫm và có mùi ẩm mốc. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng, viêm mũi hoặc viêm da, đặc biệt là khi bạn sử dụng gối để ngủ hằng ngày.

Đặc biệt, một số loại nấm mốc như stachybotrys chartarum còn có khả năng giải phóng độc tố gây nhức đầu, mệt mỏi và ngộ độc cho con người khi hít phải. Loại nấm này không hề hiếm gặp trên gối đầu và rất dễ phát triển trên những chiếc gối mới giặt nhưng còn ẩm.

Nguyên nhân nào khiến nấm mốc phát triển trên gối đầu?

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nấm mốc phát triển trên gối đầu. Thông thường khi gối bông bị ướt hoặc độ ẩm không khí quá cao chính là điều kiện để các bào tử nấm xâm nhập.

Nấm mốc trên vỏ gối thường phát triển rất nhanh. Chỉ sau một thời gian ngắn, những chiếc gối của bạn sẽ xuất hiện những mảng ố màu nâu sẫm trên bề mặt và ngày càng lan rộng.

Hướng dẫn cách loại bỏ nấm mốc trên vỏ gối hiệu quả

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dùng cần sớm tìm cách loại bỏ những nấm mốc độc hại trên vỏ gối. Cách làm hiệu quả nhất để tẩy vết mốc đó là giặt gối. Tuy nhiên không phải loại gối nào cũng có thể giặt được.

Loại gối nào có thể giặt được?

Những loại gối mà người dùng có thể giặt được đó là gối vải bông, vải lông vũ hoặc gối có chất xơ. Bạn chỉ cần bỏ gối vào máy giặt, đổ đầy nước và thêm vào một cốc giấm, 1 cốc muối nở là sẽ có thể tiêu diệt được nấm mốc trên gối.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chế độ giặt bằng nước nóng, sấy nhiệt độ cao để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau khi giặt xong, bạn hãy đặt gối dưới ánh nắng trực tiếp để gối được khô hoàn toàn rồi mới sử dụng.

Loại gối nào không giặt được?

Đối với các loại gối như gối xốp hoạt tính, gối đặc, gối gel thì người dùng sẽ không thể giặt vì những chất liệu này có thể sẽ bị phân hủy. Do đó để vệ sinh gối, bạn có thể sử dụng nước nóng, một chiếc bàn chải lông mềm kết hợp cùng những chất tẩy rửa nhẹ nhàng để loại bỏ những vết ố vàng, vết mốc bám trên gối.

Ngoài ra, bạn cũng có thể rắc một chút muối lên vào nửa quả chanh sau đó chà nhẹ tay lên vết mốc. Nước cốt chanh sẽ có tác dụng tiêu diệt nấm mốc và muối giúp loại bỏ vết bẩn hiệu quả. Tiếp theo, bạn lau lại gối với nước sạch và để chúng khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Hướng dẫn cách tẩy trắng gối hiệu quả

Tẩy trắng gối sẽ giúp người dùng loại bỏ được những vết bẩn và nấm mốc hiệu quả. Sau khi đã giặt vỏ gối, người dùng có thể sử dụng thêm thuốc tẩy để tẩy trắng gối, xử lý các vết mốc.

Bạn có thể pha 1/2 cốc thuốc tẩy clo nguyên chất với khoảng 1 lít nước sạch sau đó bỏ vào bình xịt và xịt đều lên gối. Tiếp theo, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau sạch lớp thuốc tẩy này đi là đã các vết bẩn và nấm mốc sẽ được loại bỏ.

Cách ngăn ngừa nấm mốc trên gối hiệu quả

Việc nấm mốc phát triển trên gối đầu sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn và gia đình. Do đó sau một thời gian sử dụng, bạn nên vệ sinh toàn bộ gối trong nhà để ngăn ngừa tình trạng nấm mốc xâm nhập.

Ngoài ra, với các không gian như phòng khách, phòng ngủ, người dùng cần mở cửa sổ thường xuyên hoặc sử dụng quạt hút để căn phòng luôn thông thoáng, hạn chế ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi.

Trên đây là hướng dẫn những cách giặt vỏ gối bị mốc hiệu quả, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và có được một không gian sống trong lành, sạch sẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *